Tag Archives: tâm lý học

Tuyển Cộng Tác Viên cho dự án “Lắng nghe không phán xét” – mùa 2

Đến hẹn lại lên!!! Dự án “Lắng nghe không phán xét” mùa 2 tuyển cộng tác viên!!! Kết thúc dự án mùa 1, điều Miền Hải Đăng vô cùng tự hào chính là nhìn thấy sự phát triển rõ rệt về chuyên môn của các bạn cộng tác viên dự án – Team Hải Âu […]

HỆ QUẢ SỨC KHỎE TÂM LÝ CỦA CÁC THẦN TƯỢNG HÀN QUỐC – SỨC NẶNG CỦA CHIẾC VƯƠNG MIỆN.

Theo báo cáo của Korea Foundation, Làn sóng Hallyu hay hiện tượng văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã thu hút gần 90 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Trong đó, K-Pop đóng vai trò quan trọng trong sự phổ biến ngày càng tăng của văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu nhờ […]

Liệu pháp Hành vi biện chứng (DBT) có hiệu quả không?

Với DBT, các kỹ năng sống được học và nâng cao như đã kể trên là: chánh niệm, điều hoà cảm xúc, kỹ năng chịu đựng đau khổ và hiệu quả giao tiếp liên cá nhân. Vượt qua những thách thức của lối suy nghĩ không hiệu quả và cảm xúc cực đoan đòi hỏi phải thực sự cam kết thay đổi những hành vi rõ ràng là không hiệu quả. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một chương trình có cấu trúc chặt chẽ bao gồm cả liệu pháp cá nhân và nhóm cũng như duy trì liên lạc với nhà trị liệu DBT bất cứ khi nào cần thiết.

5 Gợi ý đơn giản giúp bạn thực hành thiền chánh niệm hằng ngày.

…Sẽ thật nhẹ nhõm nếu ta tìm được một khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn, khi mà những suy nghĩ mờ dần đi khỏi bối cảnh nơi ta đang ở và trong ta chỉ còn kết nối thật gần gũi với những thứ đang thực sự diễn ra. Đây chính là ý tưởng cốt lõi của Chánh niệm (Hay còn gọi là Chú tâm vào hiện tại) – trái ngược với cái tên (mindful – “đầy tâm trí”) thì điều căn bản ở đây lại là bước ra khỏi chúng…

Những thói quen tưởng chừng tốt nhưng thực tế là không!

Trong cuộc sống, thói quen của một người có thể được tạo ra từ những nguyên do tình cờ hoặc đến từ chính chủ ý của người đó. Những thói quen này thường được hình thành có chủ ý khi chúng ta tin chúng có thể mang lại những ích lợi cho bản thân mình. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả những thói quen trước nay chúng ta cho là tốt lại thực sự mang đến những lợi ích tích cực như ta tưởng. Dưới đây là một số những thói quen không thực sự tốt cho sức khỏe tinh thần nhưng chúng ta lại tin tưởng là có.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển hình thành nhân cách con người.

Bạn có biết rằng nhân cách con người hình thành dựa trên bao nhiêu yếu tố, và đó là những yếu tố nào hay không? Trên thực tế, tâm lý học đã có những nguyên cứu và đưa ra bảy yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hình thành nhân cách của con người. Bảy yếu tố đó là: bẩm sinh; môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; yếu tố văn hoá; lịch sử; yếu tố giáo dục và tự giáo dục; cuối cùng là yếu tố tích cực hoạt động và giao tiếp cá nhân.

Nỗi cô đơn và những điều cần biết

Mặc dù có nhiều định nghĩa mô tả cô đơn là một trạng thái biệt lập hoặc như kiểu “ở một mình”, nhưng sự cô đơn trong thực tế, là một trạng thái của tâm trí. Cô đơn khiến con người ta cảm thấy trống rỗng, cô lập và như kiểu không ai đoái hoài đến. Những người cô đơn thường thèm khát được tiếp xúc với người khác nhưng chính trạng thái tâm lý này của họ khiến họ càng lúc càng gặp khó khăn hơn trong việc tạo dựng kết nối với người khác.

5 hành động giúp giảm thiểu lo âu

Lo âu xuất hiện thường xuyên và diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là một số hành động giúp bạn giảm thiểu các lo âu tiêu cực đang có.

Sự nguy hiểm của Tích cực độc hại.

Tích cực độc hại nâng tầm lối suy nghĩ lạc quan lên một mức tổng quát hóa quá mức. Thái độ này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lạc quan mà còn giảm thiểu và phủ nhận bất kỳ dấu vết nào của cảm xúc con người không hoàn toàn hạnh phúc hoặc tích cực.

Tự hại (Self-harm) là gì?

Thôi thúc làm hại chính mình có thể bắt đầu từ sự dâng trào của một cơn giận dữ, bực bội hoặc đau đớn. Khi một người không biết chắc mình phải làm thế nào để xử lý những cảm xúc, hoặc học cách che giấu cảm xúc này từ ngày nhỏ thì tự hại có thể là một cách giúp họ giải tỏa. Đôi khi, làm đau bản thân kích thích giải phóng endorphine, hay còn gọi là hormone giảm đau trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tâm trạng. Hoặc nếu một người không có nhiều cảm xúc, họ có thể gây đau cho bản thân để cảm thấy một điều gì đó “thật” hơn, thay thế cho những chai lì cảm xúc kia.