Tôn giáo ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ con người.
Desmond Doss là một con chiên sùng đạo. Khi nhập ngũ trong quân đội Hoa Kỳ, ông đã từ chối dùng súng và giết người vì điều đó trái với đức tin của ông. Tất cả những khó khăn, dằn vặt và sự chế giễu là hèn nhát trong quân ngũ đã không ngăn được đức tin của ông vào Chúa. Mỗi khi bước vào trận chiến với địch, người lính không vũ khí này đã luôn mang theo bên mình thứ mạnh mẽ hơn bất kỳ vũ khí nhân tạo nào, đó là Cuốn Kinh Thánh và những lời cầu nguyện. Vào một đêm trên chiến trường Hacksaw Ridge, Okinawa- một trận chiến đẫm máu của thế chiến II- người lính cứu thương gầy gò Desmond Doss đã một mình chuyển các đồng đội bị thương xuống dưới vách đá dựng đứng cao hơn 120m trong làn hoả lực dày đặc của quân địch Nhật Bản chỉ bằng một sợi dây thừng, nơi mà ông chỉ cách lính Nhật chưa tới 10m. Trong hơn 12 giờ đồng hồ, Desmond đã cứu được 75 đồng đội. Và mỗi khi cứu xong một đồng đội ông lại cầu nguyện “ Xin Chúa, hãy giúp con cứu được thêm một người nữa”.(1) Vậy vì sao niềm tin vào Chúa có thể giúp Desmond có được sức mạnh trải qua những khó khăn và làm được những điều phi thường ấy?
Trong một nghiên cứu nhân khẩu học toàn diện về các quốc gia và vùng lãnh thổ được thực hiện bởi Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life ước tính rằng có 5,8 tỷ người lớn và trẻ em có liên quan đến tôn giáo trên toàn cầu, chiếm 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là: Kitô giáo; Hồi giáo; Ấn Độ giáo; Phật giáo hoặc các dạng tôn giáo dân gian(2). Sự ảnh hưởng của tôn giáo ( cụ thể trong bài phân tích này bao gồm cả các tôn giáo chính thống và niềm tin tâm linh khác nhưng không bao gồm các nhánh tôn giáo cực đoan) tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của những người có niềm tin tôn giáo khác như thế nào với những người không có niềm tin tôn giáo đã và đang là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn, thể hiện qua nhiều nghiên cứu trong các ngành khoa học về sức khỏe, xã hội và hành vi.
Về mặt hành vi sức khoẻ và thể chất, người có niềm tin tôn giáo có những sự khác biệt về một số bệnh cụ thể như sau:
– Người có niềm tin tôn giáo có xu hướng ít hút thuốc lá hơn những người không có niềm tin tôn giáo. Trong số 83 nghiên cứu nghiêm ngặt, 75 (90%) báo cáo niềm tin tôn giáo làm giảm hành vi hút thuốc lá [3,4,5]. Hậu quả sức khỏe thể chất của việc hút thuốc là rất lớn vậy nên giảm hút thuốc lá sẽ có nghĩa là giảm bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi, tất cả các bệnh ung thư (30% liên quan đến hút thuốc), bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
– Các nghiên cứu về hành vi tập luyện thể dục thì trong số 21 nghiên cứu có xếp hạng chất lượng cao nhất đã có 16 (76%) báo cáo việc niềm tin tôn giáo ảnh hưởng tích cực tới việc luyện tập thể dục thường xuyên hơn [6,7,8]
– Có ít nhất 21 nghiên cứu đã kiểm tra sự tác động niềm tin tôn giáo vào chế độ dinh dưỡng của con người. Trong số 10 nghiên cứu có xếp hạng chất lượng cao nhất, 7 (70%) đã báo cáo người có niềm tin tôn giáo có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn nhiều. Một chế độ ăn uống lành mạnh ở đây liên quan đến việc tăng lượng chất xơ, rau xanh, trái cây và cá; ăn ít đồ ăn nhẹ, thực phẩm chế biến và chất béo; uống vitamin thường xuyên; thường xuyên ăn sáng [9,10,11], dẫn tới lượng cholesterol trong máu cũng thấp.
– Tuy nhiên người có niềm tin tôn giáo lại khó khăn trong vấn đề kiểm soát cân nặng. Bởi dù họ thường có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn nhưng lại ăn rất nhiều. Điều này dẫn đến cân nặng hay chỉ số cơ thể của họ cao hơn. Trong số 25 nghiên cứu có xếp hạng chất lượng cao nhất, 11 (44%) báo cáo người có niềm tin tôn giáo có trọng lượng cơ thể lớn hơn người không có niềm tin tôn giáo. [12,13,14]. Điều này khiến họ lại có nguy cơ mắc các bệnh nội khoa cao hơn.
– Trong số 50 nghiên cứu chất lượng cao, 42 (84%) báo cáo mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa niềm tin tôn giáo mạnh mẽ và hành vi tình dục không rủi ro[15,16] . Vậy những người có niềm tin tôn giáo ít có hành vi tình dục rủi ro hơn, điều này có nghĩa là họ sẽ ít mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục mà nhiều trong đó có hậu quả sức khỏe thể chất nghiêm trọng thậm chí là không thể chữa lành.
– Qua các nghiên cứu và khảo sát đã chỉ rõ: niềm tin tôn giáo giúp giảm các nguy cơ bệnh tim mạch vành [17,18]; cao huyết áp[19,20]; bệnh mạch máu não [21,22] ở con người. Chức năng miễn dịch[23,24], nội tiết[25,26] ở người có niềm tin tôn giáo cũng tốt hơn.
– Trong số 20 nghiên cứu nghiêm ngặt nhất về phương pháp, 12 (60%) đã chỉ ra niềm tin tôn giáo khiến cho con người có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn và nếu có mắc thì tiên lượng cũng tốt hơn[27,28]. Nhiều nghiên cứu gần đây hỗ cũng chỉ ra niềm tin tôn giáo giúp hỗ trợ chức năng nhận thức tốt hơn ở cả chứng Alzheimer [29,30].
– Nghiên cứu ấn tượng nhất về sự ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo và sức khỏe thể chất là trong lĩnh vực tuổi thọ con người. Xem xét 63 nghiên cứu nghiêm ngặt nhất về phương pháp, 47 (75%) cho thấy người có niềm tin tôn giáo có xu hướng sống lâu hơn. Tỷ lệ sống sót của những người tham gia thực hành tôn giáo thường xuyên được tăng trung bình 37%. Tỷ lệ sống tăng lên 37% là một con số rất có ý nghĩa. [31,32].
Về mặt sức khoẻ tinh thần:
– Nhiều nghiên cứu chỉ ra niềm tin vào tôn giáo khiến con người sống hạnh phúc hơn, sống có ý nghĩa, hy vọng(33) và lạc quan hơn[34,35]. Đến giữa năm 2010, ít nhất 326 nghiên cứu đã kiểm tra sự tác động của niềm tin tôn giáo lên cảm giác hạnh phúc của con người. Trong số đó, 256 (79%) cho thấy tôn giáo có ảnh hưởng tích cực lên cảm nhận hạnh phúc[36,37].
– Ngoài ra, người có niềm tin tôn giáo cũng có xu hướng có vốn xã hội lớn hơn, lòng tự trọng cao hơn, cảm giác kiểm soát hoàn cảnh tốt hơn, ít lạm dụng chất gây nghiện hơn, điều này dẫn tới họ cũng ít có nguy cơ trầm cảm. Trong số 178 nghiên cứu nghiêm ngặt, có 119 (67%) báo cáo chỉ ra người có niềm tin tôn giáo ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn những người không có niềm tin tôn giáo[38,39]. Niềm tin tôn giáo còn được chứng minh giúp giảm các chứng lo hãi và tự tử ở con người. Trong 49 nghiên cứu chất lượng cao, 39 (80%) báo cáo người có niềm tin tôn giáo ít có hành vi tự tử hoặc nỗ lực tử tự hơn[40,41].
Dưới đây là các giả thuyết giải thích vì sao niềm tin tôn giáo lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người:
* Giả thuyết yếu tố bản chất của tôn giáo:
– Hầu hết các tôn giáo có niềm tin và học thuyết khuyến khích sự phát triển các đức tính tốt của con người như : trung thực, can đảm, đáng tin cậy, vị tha, rộng lượng, tha thứ, tự giác, kiên nhẫn, khiêm tốc. Việc thường xuyên thực hành những đức tính này có thể trực tiếp làm tăng cảm xúc tích cực và thúc đẩy các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
– Tôn giáo cung cấp các nguồn lực tâm lý để đối phó với căng thẳng, giúp tăng cảm xúc tích cực (nên tránh được việc dẫn con người đến với các rối loạn như trầm cảm, lo âu, tự tử, lạm dụng chất gây nghiện) như:
+ Niềm tin mạnh mẽ giúp đem tới mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống dù là tròn hoàn cảnh khó khăn. Niềm tin vào giá trị nội tại giúp con người thúc đẩy sự tự trọng.
+ Cung cấp một thế giới lạc quan – có thể liên quan tới các cá nhân siêu việt: Đức chúa, Đức Phật, Thánh Alah .v.v- luôn yêu thương , quan tâm và giúp đỡ con người, hoặc các hình thái tâm linh như thiên đường.
+ Cung cấp các câu trả lời thoả mãn cho những câu hỏi hiện sinh : chẳng hạn chúng ta từ đâu tới, đang ở đâu, sẽ đi tới đâu, sứ mệnh là gì và cả nhữung câu hỏi về tiền kiếp, kiếp sau giúp con người giảm các nỗi lo sợ băn khoăn hiện sinh. Giúp bình thường hoá sự mất mát và giữ niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó bản chất tôn giáo đã ảnh hưởng tới sự nhận thức về các sự kiện tiêu cực theo cách khiến chúng bớt đau khổ.
*Giả thuyết xã hội:
– Do hầu hết tôn giáo đều nhấn mạnh tới tình yêu thương, lòng trắc ẩn với người khác, các quy tắc và quy định về cách đối xử với những người khác trong một nhóm xã hội nên khuyến khích sự gặp gỡ trong các sự kiện xã hội tôn giáo. Điều này dẫn tới hành vi xã hội hỗ trợ sự tự chữa lành về mặt tinh thần cho nhau khi có người rơi vào thời điểm khó khăn, giảm sự căng thẳng và cảm xúc tiêu cực.
– Việc thực hành các nghi thức tôn giáo như: cầu nguyện, tụng kinh, xám hối, xưng tội .v.v là cơ hội quan trọng để mỗi con người thấm nhuần trạng thái cảm xúc tích cực, nhìn lại chính mình và tự chấp nhận bản thân vốn có, giải toả các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn tới các bệnh tâm lý rối loạn, trầm cảm.
– Việc tham gia cộng đồng tôn giáo cung cấp các kết nối xã hội trợ giúp, làm tăng khả năng tiếp cận các thông tin y tế có thể làm tăng sàng lọc bệnh và duy trì sức khoẻ lý tưởng. Ngoài ra việc tham gia các hoạt động giúp đỡ người khác chính là giúp tăng cảm xúc tích cực, được cảm nhận về giá trị, năng lực bản thân và đánh lạc hướng khỏi các vấn đề của chính mình. Bên cạnh đó việc tăng tương tác các hoạt động xã hội cũng được chứng minh là tăng sức khoẻ thể chất và tuổi thọ.
* Giả thuyết nhận thức hành vi:
– Việc thấm nhuần các học thuyết và niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo thường xuyên cũng tích cực thúc đẩy thay đổi nhận thức, dẫn tới các hành vi sức khoẻ lành mạnh ở con người để phù hợp với các học thuyết mà con người tin vào, như là: không hút thuốc lá, sử dụng rượu, ma tuý, tham lam và phạm tội, duy trì hoạt động thể dục và tình dục an toàn. Sống một lối sống lành mạnh giúp tránh các sự kiện gây căng thẳng như ly hôn, tù tội, bệnh tật truyền nhiễm từ hành vi tình dục rủi ro , giúp giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch, cao huyết áp,bệnh mạch máo não, dẫn tới sức khoẻ thể chất tốt hơn, tuổi thọ cao hơn.
– Phải lưu ý rằng nhiều người có niềm tin tôn giáo là những người yếu thế trong cuộc sống ( nhóm thiểu số, nghèo, ít học hoặc bệnh tật). Các niềm tin tôn giáo giúp những người yếu thế một hệ thống niềm tin mạnh mẽ và cộng đồng cho phép họ tồn tại, vượt qua nghịch cảnh để có chất lượng cuộc sống và sức khoẻ tốt hơn.
* Giả thuyết lâm sàng:– Bởi vì các hormon căng thẳng (cortisol, epinephrine và norepinephrine) có ảnh hưởng đến các chức năng miễn dịch (và tim mạch), ảnh hưởng xấu đến các bộ phận của não chịu trách nhiệm cho bộ nhớ [42,43]. Nên việc lạc quan và tránh được các cảm xúc tiêu cực, căng thẳng của người có niềm tin tôn giáo giúp họ giúp giảm các bệnh vì trí nhớ tuổi già như Alzheimer và có được sức khoẻ thể chất tốt hơn, tuổi thọ cao hơn.
Miền Hải Đăng
Chú thích/ Tài liệu tham khảo:
(1) https://mrpickersgill.weebly.com/uploads/5/2/8/1/52818823/the_medic__miracle_on_hacksaw_r_-_adam_palmer.pdf
(2) https://assets.pewresearch.org/wp-content/uploads/sites/11/2014/01/global-religion-full.pdf
(3) Wallace JM, Forman TA. Religion’s role in promoting health and reducing risk among American youth. Health Education and Behavior. 1998;25(6):721–741
DOI: 10.1177/109019819802500604
(4) Koenig HG, George LK, Cohen HJ, Hays JC, Larson DB, Blazer DG. The relationship between religious activities and cigarette smoking in older adults. Journals of Gerontology. 1998;53(6):M426–M434.
(5) Feinstein M, Liu K, Ning H, Fitchett G, Lloyd-Jones DM. Burden of cardiovascular risk factors, subclinical atherosclerosis, and incident cardiovascular events across dimensions of religiosity: the multi-ethnic study of atherosclerosis. Circulation. 2010;121(5):659–666
doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.109.879973
(6) Idler EL, Kasl SV. Religion among disabled and nondisabled persons I: cross-sectional patterns in health practices, social activities, and well-being. Journals of Gerontology B. 1997;52(6):S294–S305.
DOI: 10.1093/geronb/52b.6.s294
(7) Strawbridge WJ, Cohen RD, Shema SJ, Kaplan GA. Frequent attendance at religious services and mortality over 28 years. American Journal of Public Health. 1997;87(6):957–961
(8) Baetz M, Bowen R. Chronic pain and fatigue: associations with religion and spirituality. Pain Research and Management. 2008;13(5):383–388
doi: 10.1155/2008/263751.
(9) Wallace JM, Forman TA. Religion’s role in promoting health and reducing risk among American youth. Health Education and Behavior. 1998;25(6):721–741
DOI: 10.1177/109019819802500604
(10) Lytle LA, Varnell S, Murray DM, et al. Predicting adolescents’ intake of fruits and vegetables. Journal of Nutrition Education and Behavior. 2003;35(4):170–178
DOI: 10.1016/s1499-4046(06)60331-x
(11) Hart A, Jr, Bowen DJ, Kuniyuki A, Hannon P, Campbell MK. The relationship between the social environment within religious organizations and intake of fat versus fruits and vegetables. Health Education and Behavior. 2007;34(3):503–516.
(12) Idler EL, Kasl SV. Religion among disabled and nondisabled persons I: cross-sectional patterns in health practices, social activities, and well-being. Journals of Gerontology B. 1997;52(6):S294–S305.
(13) Strawbridge WJ, Cohen RD, Shema SJ, Kaplan GA. Frequent attendance at religious services and mortality over 28 years. American Journal of Public Health. 1997;87(6):957–961. doi: 10.2105/ajph.87.6.957
(14) Feinstein M, Liu K, Ning H, Fitchett G, Lloyd-Jones DM. Burden of cardiovascular risk factors, subclinical atherosclerosis, and incident cardiovascular events across dimensions of religiosity: The multi-ethnic study of atherosclerosis. Circulation. 2010;121(5):659–666.
doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.109.879973
(15) Cochran JK, Chamlin MB, Beeghley L, Fenwick M. Religion, religiosity, and nonmarital sexual conduct: an application of reference group theory. Sociological Inquiry. 2004;74(1):102–158.
(16) Burdette AM, Ellison CG, Hill TD, Glenn ND. ‘Hooking up’ at college: does religion make a difference? Journal for the Scientific Study of Religion. 2009;48(3):535–551
(17) Oxman TE, Freeman DH, Manheimer ED. Lack of social participation or religious strength and comfort as risk factors for death after cardiac surgery in the elderly. Psychosomatic Medicine. 1995;57(1):5–15
DOI:10.1097/00006842-199501000-00002
(18) Bernardi L, Sleight P, Bandinelli G, et al. Effect of rosary prayer and yoga mantras on autonomic cardiovascular rhythms: Comparative study. British Medical Journal. 2001;323(7327):1446–1449.
doi: 10.1136/bmj.323.7327.1446
(19) Scotch NA. Sociocultural factors in the epidemiology of Zulu hypertension. American Journal of Public Health and the Nation’s Health. 1963;53:1205–1213.
(20) Yeager DM, Glei DA, Au M, Lin HS, Sloan RP, Weinstein M. Religious involvement and health outcomes among older persons in Taiwan. Social Science and Medicine. 2006;63(8):2228–2241
DOI:10.1016/j.socscimed.2006.05.007
(21) Colantonio A, Kasl SV, Ostfeld AM. Depressive symptoms and other psychosocial factors as predictors of stroke in the elderly. American Journal of Epidemiology. 1992;136(7):884–894
(22) Obisesan T, Livingston I, Trulear HD, Gillum F. Frequency of attendance at religious services, cardiovascular disease, metabolic risk factors and dietary intake in Americans: an age-stratified exploratory analysis. International Journal of Psychiatry in Medicine. 2006;36(4):435–448.
doi: 10.2190/9W22-00H1-362K-0279
(23) Koenig HG, Cohen HJ, George LK, Hays JC, Larson DB, Blazer DG. Attendance at religious services, interleukin-6, and other biological parameters of immune function in older adults. International Journal of Psychiatry in Medicine. 1997;27(3):233–250.
(24) Lutgendorf SK, Ullrich P, Wallace R, Russell D, Harris TB. Religious participation, interleukin-6, and mortality in older adults. Health Psychology. 2004;23(5):465–475.
DOI:10.1037/0278-6133.23.5.465
(25) Schaal MD, Sephton SE, Thoreson C, Koopman C, Spiegel D. Religious expression and immune competence in women with advanced cancer. Proceedings of the Meeting of the American Psychological Association; August 1998; San Francisco, Calif, USA.
(26) Maselko J, Kubzansky L, Kawachi I, Seeman T, Berkman L. Religious service attendance and allostatic load among high-functioning elderly. Psychosomatic Medicine. 2007;69(5):464–472
DOI: 10.1097/PSY.0b013e31806c7c57
(27) Naguib SM, Lundin FE, Davis HJ. Relation of various epidemiologic factors to cervical cancer as determined by a screening program. Obstetrics and Gynecology. 1966;28(4):451–459
(28) Schnall E, Wassertheil-Smoller S, Swencionis C, et al. The relationship between religion and cardiovascular outcomes and all-cause mortality in the women’s health initiative observational study. Psychology and Health. 2010;25(2):249–263
doi: 10.1080/08870440802311322.
(29) ark RM, Schulte PA, Bowman JD, et al. Potential occupational risks for neurodegenerative diseases. American Journal of Industrial Medicine. 2005;48(1):63–77
(30) Beeri MS, Davidson M, Silverman JM, et al. Religious education and midlife observance are associated with dementia three decades later in Israeli men. Journal of Clinical Epidemiology. 2008;61(11):1161–1168.
doi: 10.1016/j.jclinepi.2007.09.011
(31) Schoenbach VJ, Kaplan BH, Fredman L, Kleinbaum DG. Social ties and mortality in Evans county, Georgia. American Journal of Epidemiology. 1986;123(4):577–591
DOI:10.1093/oxfordjournals.aje.a114278
(32) Hummer RA, Benjamins MR, Ellison CG, Rogers RG. Religious involvement and mortality risk among pre-retirement aged U.S. adults. In: Ellison CG, Hummer RA, editors. Religion, Families, and Health: Population-Based Research in the United States. Piscataway, NJ, USA: Rutgers Press; 2010. pp. 273–291.
(33) Sethi S, Seligman MEP. The hope of fundamentalists. Psychological Science. 1994;5:58–59.
(34) Idler EL, Kasl SV. Religion among disabled and nondisabled persons I: cross-sectional patterns in health practices, social activities, and well-being. Journals of Gerontology B. 1997;52(6):S294–S305.
(35) Krause N. Religious doubt and psychological well-being: a longitudinal investigation. Review of Religious Research. 2006;47(3):287–302.
(36) Koenig HG, Kvale JN, Ferrel C. Religion and well-being in later life. Gerontologist. 1988;28(1):18–28.
(37) Crabtree S, Pelham B, World Gallup Poll. 2009. Religion Provides Emotional Boost to World’s Poor, Gallup.
(38) Idler EL, Kasl SV. Religion, disability, depression, and the timing of death. American Journal of Sociology. 1992;97(4):1052–1079.
(39) Payman V, George K, Ryburn B. Religiosity of depressed elderly inpatients. International Journal of Geriatric Psychiatry. 2008;23(1):16–21
DOI:10.1002/gps.1827
(40) Paykel ES, Myers JK, Lindenthal JJ, Tanner J. Suicidal feelings in the general population: a prevalence study. British Journal of Psychiatry. 1974;124(5):460–469
(41) Rasic DT, Belik SL, Elias B, Katz LY, Enns M, Sareen J. Spirituality, religion and suicidal behavior in a nationally representative sample. Journal of Affective Disorders. 2009;114(1-3):32–40
(42) Sapolsky RM. Glucocorticoids and hippocampal atrophy in neuropsychiatric disorders. Archives of General Psychiatry. 2000;57(10):925–935
DOI:10.1001/archpsyc.57.10.925
(43) Csernansky JG, Dong H, Fagan AM, et al. Plasma cortisol and progression of dementia in subjects with Alzheimer-type dementia. American Journal of Psychiatry. 2006;163(12):2164–2169.
doi: 10.1176/appi.ajp.163.12.2164