Bạn thấy sức khỏe tinh thần của mình tệ đi rất nhiều, rối bời, mất phương hướng – ai đó khuyên: “Hãy tìm một chuyên gia tư vấn tâm lý” và bạn đang cân nhắc. Nhưng tìm ai? Dựa vào đâu để biết người đó thật sự đáng tin?
Giữa vô vàn tên gọi như “Chuyên gia Tư vấn tâm lý”, “ Chuyên gia tâm lý”, “cố vấn tinh thần”, “coach chữa lành”…v.v, việc phân biệt ai được đào tạo bài bản, ai chỉ tự xưng là không hề dễ dàng.
Bài viết này của Miền Hải Đăng sẽ giúp bạn hiểu rõ những lầm tưởng về Chuyên gia tư vấn tâm lý. Thực chất họ là ai? Khi nào cần gặp Chuyên gia tâm lý và họ có thể giúp gì được cho bạn?
BẠN CÓ LẦM TƯỞNG VỀ CHUYÊN GIA TƯ VẤN TÂM LÝ?
Vì sao lầm tưởng là điều rất dễ xảy ra?
Các thuật ngữ như “tư vấn”, “tham vấn”, “trị liệu”, “chuyên gia”, “bác sĩ tâm lý” thường được dùng lẫn lộn trên mạng, truyền hình, và cả trong đời sống hàng ngày. Ngành tâm lý tại Việt Nam còn non trẻ, trong khi danh xưng và quy chuẩn đào tạo chưa được luật hóa rõ ràng nên quả thật các thuật ngữ chưa được hiểu và sử dụng đúng đắn
Những lầm tưởng thường gặp:

- “Chuyên gia tư vấn tâm lý” là người được đào tạo bài bản về tâm lý học?
Không. Ở Việt Nam, danh xưng này không được kiểm soát bởi pháp luật, nên bất kỳ ai cũng có thể tự nhận là “chuyên gia” – kể cả khi chưa từng học ngành tâm lý một cách chính quy.
Trên thực tế, không một ai được đào tạo chính quy về tâm lý học gọi công việc của mình là “Tư vấn tâm lý”. - “Chuyên gia tư vấn tâm lý” là người có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm?
Với từ “ chuyên gia” thì nghe có vẻ uy tín – nhưng chưa chắc. Vì không có tiêu chuẩn rõ ràng, nên không thể biết chắc chuyên môn hay kinh nghiệm của họ dựa vào danh xưng. Người được đào tạo thật sự và người không được đào tạo bài bản đều có thể dùng chung một cách gọi. - “Chuyên gia tư vấn tâm lý” có thể khám, chẩn đoán, hoặc trị liệu tâm lý?
Không! Khám, chẩn đoán và trị liệu tâm lý là hoạt động chuyên môn sâu, chỉ nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần mới đủ điều kiện thực hiện. “Tư vấn” chỉ dừng ở mức gợi ý, hỗ trợ. - “Chuyên gia tư vấn tâm lý” sẽ luôn lắng nghe và không bao giờ phán xét?
Không đảm bảo. Họ không phải là người được đào tạo bài bản về kỹ năng tham vấn tâm lý, một số người có thể vô tình áp đặt, đưa lời khuyên phiến diện hoặc phán xét. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
THỰC CHẤT “CHUYÊN GIA TƯ VẤN TÂM LÝ” LÀ AI?
Ở Việt Nam chuyên gia tư vấn tâm lý là ai? Chuyên môn của họ là gì?

Ở Việt Nam, danh xưng “chuyên gia tư vấn tâm lý” không phải là một chức danh nghề nghiệp hợp pháp và hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thống chuyên môn ngành tâm lý học (khác với “bác sĩ tâm thần”, “nhà tâm lý học”, “nhà tham vấn tâm lý“, “nhà trị liệu tâm lý”…). Chưa có ngành nghề nào đào tạo “Tư vấn tâm lý”.
Vì vậy, một số cá nhân học qua các khóa ngắn hạn, hoặc thậm chí không học chính quy về tâm lý học, cũng xưng là “chuyên gia tư vấn tâm lý”, gây nhiễu loạn và mất uy tín cho ngành. Nói chung, các danh xưng liên quan tới “tư vấn tâm lý” hoàn toàn mang tính tự phát.
Trong Giáo trình Tâm lý học tham vấn, GS.TS Tâm lý học Trần Thị Minh Đức (2009) đã chỉ rõ: Tư vấn là hành động hỗ trợ cá nhân hoặc tổ chức khi gặp khó khăn, bằng cách đưa ra lời khuyên, hướng dẫn, chia sẻ thông tin. Người làm tư vấn sử dụng cả kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để giúp người được hỗ trợ hiểu rõ vấn đề của mình. Tư vấn có mặt tại nhiều lĩnh vực khác nhau: như tâm lý, y tế, tài chính, luật, học tập.vv.
Vì vậy, cần hiểu rõ: Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người làm Tư vấn tâm lý dựa trên việc ĐƯA RA LỜI KHUYÊN không được coi là người hành nghề tâm lý chuyên nghiệp.
👉Nếu bạn muốn biết thêm Tư vấn tâm lý chi tiết là gì, hiệu quả của nó thế nào so với tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý, xem TẠI ĐÂY
Chuyên gia tư vấn tâm lý khác với nhà tâm lý học như thế nào?

Phần này sẽ so sánh tóm tắt giữa Chuyên gia tư vấn tâm lý và Nhà tâm lý học để bạn có thể nhận diện sự khác biệt Người hành nghề tâm lý học chuyên nghiệp và tự phát. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn.
👉 Để biết chi tiết hơn về Nhà tâm lý học , xem thêm TẠI ĐÂY.
Tiêu chí | Chuyên gia tư vấn tâm lý | Nhà tâm lý học |
Bằng cấp | Thường không có bằng cấp tâm lý học chính quy, mang tính tự phát. | Dựa theo tiêu chí về Nhà tâm lý học của APA – hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ – Tại Việt Nam, nhà tâm lý học (Psychologists) là người được đào tạo bài bản về tâm lý, được cấp bằng bởi hệ thống các trường Đại học trong nước và Quốc tế chuyên ngành tâm lý học. Nhà tâm lý học là tên gọi chung, trong đó chia thành các chuyên môn riêng biệt như: nhà tâm lý học đường, nhà tham vấn tâm lý, nhà trị liệu tâm lý. |
Vai trò | Người tư vấn tâm lý với khách hàng là mối quan hệ không chuyên nghiệp và không có bộ quy tắc đạo đức nghề. | Nhà tâm lý học xây dựng mối quan hệ tham vấn trị liệu chuyên nghiệp với các khách hàng (thân chủ), được đảm bảo bởi các quy tắc đạo đức nghề. |
Chuyên môn | Đưa ra lời khuyên, định hướng giải pháp dựa trên kinh nghiệm cá nhân cho các cá nhân cần lời khuyên, giải quyết nhanh vấn đề của mình. | Không cho lời khuyên mà dựa trên các liệu pháp và kỹ thuật tâm lý học để đánh giá, can thiệp, tham vấn trị liệu tâm lý nhằm hỗ trợ loại bỏ các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn tâm lý. |
Quản lý | Không có hiệp hội nào quản lý. | Tại Việt Nam có 2 hiệp hội lớn chính thức quản lý đó là : Hội tâm lý học việt Nam VAP và Hội tâm lý trị liệu Việt Nam |
VẬY KHI NÀO CẦN GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TÂM LÝ? HỌ CÓ THỂ GIÚP ĐƯỢC GÌ CHO BẠN?
Hãy theo dõi bảng sau đây để hiểu thật rõ nhé!
Vấn đề của bạn | Chuyên gia tư vấn tâm lý có thể giúp gì cho bạn? |
Đang gặp khó khăn trong việc đưa ra một quyết định hay giải pháp tức thì trong công việc/cuộc sống mà không gặp bất kỳ rối loạn tâm lý nào. | Dựa trên kinh nghiệm cá nhân để đưa lời khuyên thực tế, hỗ trợ giải pháp nhẹ nhàng, giúp bạn ra quyết định. |
Cảm xúc bất ổn, stress kéo dài; Gặp khó khăn sâu sắc trong mối quan hệ, hôn nhân, gia đình; Cần sự lắng nghe chuyên nghiệp không phán xét; Có dấu hiệu rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, sang chấn, hành vi bất thường .vv. | Do không đào tạo bài bản, không thể: Chẩn đoán hay can thiệp, tham vấn trị liệu các rối loạn tâm lý một cách bài bản. |
Như vậy, tóm lại:
- Nếu bạn chắc chắn mình đang không gặp bất kỳ rối loạn tâm lý nào và không cần đến sự trợ giúp của người có chuyên môn về tâm lý học – mà chỉ phiền lòng vì các tình huống phức tạp trong công việc/cuộc sống, mối quan hệ .v.v, thì gặp Chuyên gia tư vấn tâm lý có thể cho bạn lời khuyên và giải pháp nhanh chóng .
- Còn nếu bạn gặp các vấn đề rối nhiễu tâm lý phức tạp, căng thẳng kéo dài, lo âu, trầm cảm, căng thẳng đứt gãy kết nối trong các mối quan hệ, khó khăn trong kiểm soát cảm xúc và hành vi .v.v và cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ những người được đào tạo bài bản chuyên ngành tâm lý – thì bạn cần tìm gặp các nhà tâm lý học ( Theo WHO ).
Nếu bạn đang gặp các vấn đề khó khăn tâm lý này, bạn có thể đặt lịch với các nhà tâm lý học nhiều kinh nghiệm của Văn phòng tâm lý Miền Hải Đăng TẠI ĐÂY.
Hoặc bạn còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào cần giải đáp, đừng ngần ngại nhắn tin cho Miền Hải Đăng qua zalo hoặc messenger nhé!
Câu hỏi thường gặp về chuyên gia tư vấn tâm lý
Là người dựa trên kinh nghiệm cá nhân để đưa ra lời khuyên cho bạn khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc, mối quan hệ nhưng không được đào tạo chính quy về tâm lý học và không được coi là nhà chuyên môn tâm lý. Loại hình “Tư vấn tâm lý” mang tính tự phát và không phải chức danh nghề nghiệp được đào tạo quản lý.
Không. Bạn cần tìm đến nhà tâm lý học để được chẩn đoán và trị liệu các rối loạn tâm lý, hoặc bác sĩ tâm thần để được kê đơn thuốc.
Khi bạn không gặp rối loạn tâm lý, nhưng đang cảm thấy bối rối, cần một lời khuyên hay giải pháp nhanh trong công việc, học tập hay mối quan hệ – mà không cần một người có đào tạo bài bản về tâm lý học, thì chuyên gia tư vấn tâm lý có thể phù hợp.
Có. Chuyên gia tư vấn tâm lý đưa ra lời khuyên và giải pháp dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân mà có thể không dựa trên các kiến thức tâm lý học bài bản.
Không. Văn phòng tâm lý Miền Hải Đăng cung cấp dịch vụ tâm lý chuyên nghiệp, đội ngũ là các nhà tâm lý học được đào tạo bài bản và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức nghề.