Trị liệu tâm lý là gì? Nhà trị liệu tâm lý giúp gì cho bạn?

Nhà trị liệu tâm lý đang làm việc với thân chủ

Trong bối cảnh các vấn đề tâm lý ngày càng được nhìn nhận nghiêm túc, trị liệu tâm lý đã trở thành một lựa chọn can thiệp chuyên sâu, phù hợp với người gặp khó khăn về cảm xúc, hành vi hoặc rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ trị liệu tâm lý là gì, quy trình diễn ra như thế nào, và ai là người có đủ chuyên môn để thực hiện trị liệu.

Bài viết dưới đây của Văn phòng tâm lý Miền Hải Đăng sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức trên, cũng như gợi ý những ai nên tìm đến trị liệu tâm lý chuyên nghiệp. 

Bạn đã hiểu đúng về trị liệu tâm lý chưa?

Khái niệm trị liệu tâm lý

Khái niệm về hoạt động Trị liệu tâm lý theo (APA) – Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ thì:

Trị liệu tâm lý ( Psychotherapy ) là bất kỳ dịch vụ tâm lý nào được cung cấp bởi một nhà chuyên môn được đào tạo, chủ yếu sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để đánh giá, chẩn đoán và điều trị các phản ứng cảm xúc không lành mạnh, lối tư duy lệch lạc và các kiểu hành vi không phù hợp. Trị liệu tâm lý có thể được thực hiện với cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm.

Còn tại Việt Nam, PGS. TS Tâm lý học Nguyễn Thị Minh Hằng (2017) có nêu rõ : Trị liệu tâm lý là xây dựng mối tương tác chuyên nghiệp giữa nhà tâm lý lâm sàng và thân chủ, trong đó nhà tâm lý lâm sàng sử dụng các kỹ thuật tâm lý giúp thân chủ thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi không thích ứng để họ có cuộc sống hạnh phúc hơn. 

Như vậy có thể hiểu ngắn gọn rằng: Trị liệu tâm lý là dịch vụ tâm lý học chuyên nghiệp, nơi một chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản đồng hành cùng bạn để hiểu rõ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình – từ đó từng bước thay đổi những điều đang khiến bạn mệt mỏi, đau khổ hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.

Quá trình này không dùng thuốc, mà sử dụng các kỹ thuật tâm lý học đã được kiểm chứng khoa học, diễn ra qua các buổi trò chuyện an toàn, bảo mật và không phán xét.

Trị liệu tâm lý cũng có hình thức trị liệu cá nhân, trị liệu cặp đôi và trị liệu nhóm.

Nhà trị liệu tâm lý được đào tạo bài bản là ai?

Nhà trị liệu tâm lý (Psychotherapist)

Tại Việt Nam, danh xưng nhà trị liệu tâm lý và nhà tâm lý học lâm sàng có nhiều lẫn lộn và thực tế họ vẫn đang hoạt động khá giống nhau. Tuy nhiên, Cộng đồng chuyên môn trong các hiệp hội nghề như Hội Tâm lý học Việt Nam (VAP) hay Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, các nhà chuyên môn thường gọi “nhà trị liệu tâm lý” là người có thể đến từ nhiều chuyên ngành như tâm lý học lâm sàng, tâm lý học tham vấn, tâm lý học đường .v.v. – nhưng bắt buộc phải được đào tạo bài bản về trị liệu.

Vai trò của nhà trị liệu tâm lý là gì?

  • Là người trực tiếp thực hiện các liệu pháp trị liệu tâm lý với cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm.
  • Chuyên về quá trình thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi thông qua các liệu pháp như CBT, ACT, DBT…
  • Chức năng chính: can thiệp sâu vào rối loạn tâm lý hoặc khủng hoảng kéo dài.
  • Hành nghề tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề tâm lý học.

Ai cần gặp nhà trị liệu tâm lý?

  • Người đang đối mặt với rối loạn tâm thần: như trầm cảm, lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, hoảng loạn, v.v. Những rối loạn này gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống nếu không được can thiệp đúng lúc.
  • Người từng trải qua hoặc đang sống trong các sang chấn tâm lý: như tai nạn nghiêm trọng, mất người thân, bị bạo lực tinh thần hoặc thể chất, ly hôn, hoặc khủng hoảng tuổi trung niên.
  • Người có biểu hiện rối loạn về cảm xúc hoặc hành vi: như thường xuyên mất động lực sống, khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực, có xu hướng tự làm tổn thương bản thân, hoặc lặp lại các hành vi gây hại.
  • Người mong muốn phát triển bản thân một cách sâu sắc và bền vững: không chỉ để vượt qua khó khăn hiện tại mà còn hiểu rõ hơn về nội tâm, định hình phong cách sống lành mạnh và thiết lập những giá trị cá nhân có ý nghĩa lâu dài.

*Cần lưu ý rằng ngay khi các vấn đề diễn ra, bạn nên đi trị liệu tâm lý, bởi can thiệp sớm bao giờ cũng sẽ đem lại hiệu quả cao cũng như thời gian làm việc ngắn hơn. Nếu để vấn đề diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống thì quá trình trị liệu tâm lý lúc này cũng sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Các vấn đề cần lưu ý khi trị liệu tâm lý. 

  • Người đang trong trạng thái khủng hoảng cấp tính ( nguy cơ tự tử cao, kích động, mất kết nối thực tại ) → Cần ưu tiên hỗ trợ y tế khẩn cấp hoặc gặp bác sĩ tâm thần trước, vì lúc này liệu pháp tâm lý không thể can thiệp kịp thời bằng thuốc hoặc các biện pháp y khoa cần thiết.
  • Người bị bắt buộc đi tham gia trị liệu, nhưng bản thân không có động lực nội tại. → Trị liệu cần sự tự nguyện và hợp tác của thân chủ để phát huy hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân chưa sẵn sàng, có thể cân nhắc tham vấn ban đầu nhằm xây dựng sự tin tưởng trước.
  • Người kỳ vọng “trị liệu sẽ sửa mình hoàn toàn” chỉ sau vài buổi: → Trị liệu là quá trình làm việc nội tâm rất lâu dài, đòi hỏi kiên nhẫn, chủ động, và nỗ lực từ cả nhà trị liệu lẫn thân chủ. Nếu bạn đang mong tìm “một lời khuyên để giải quyết ngay” mà không hợp tác nỗ lực, trị liệu có thể chưa phù hợp với kỳ vọng đó.

👉 Để biết trị liệu tâm lý khác như thế nào với trị liệu tâm lý, xem thêm TẠI ĐÂY.
👉 Để biết sự khác nhau giữa tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, tham vấn tâm lý, xem thêm TẠI ĐÂY.

Bằng cách nào trị liệu tâm lý hiệu quả với những rối loạn tâm lý?

Các biểu tượng Suy nghĩ và cảm xúc hành vi có ảnh hưởng qua lại với nhau trong trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý can thiệp vào suy nghĩ để tác động đến cảm xúc và hành vi – Nguồn: Miền Hải Đăng

Trị liệu tâm lý (psychotherapy) là một phương pháp can thiệp dựa trên bằng chứng khoa học, đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và nhiều vấn đề hành vi – cảm xúc khác. Dưới đây là các cơ chế chính giúp trị liệu tâm lý phát huy tác dụng:

Thay đổi cấu trúc và hoạt động của não bộ

Các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) cho thấy, sau quá trình trị liệu, não bộ của người nhận can thiệp có những thay đổi tích cực tương tự như khi sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể, các vùng não liên quan đến xử lý cảm xúc và điều hòa hành vi hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm triệu chứng rối loạn tâm lý.

Ví dụ, một nghiên cứu sử dụng fMRI của Beauregard M. (2014) để đo lường phản ứng não bộ trước và sau khi điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) ở những người mắc rối loạn lo âu cho thấy, hoạt động não ở các vùng liên quan đến xử lý cảm xúc đã được điều chỉnh về mức bình thường sau trị liệu. 

Tác động toàn diện đến nhận thức, cảm xúc và hành vi

Trị liệu tâm lý giúp người nhận can thiệp:

  1. Nhận diện và điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực, méo mó 

→  2. Từ đó học cách quản lý cảm xúc một cách lành mạnh 

→  3. Hành vi phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.

→ 4. Xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin vào bản thân.

Tính cá nhân hóa và linh hoạt

Trị liệu tâm lý được thiết kế phù hợp với từng cá nhân, dựa trên đặc điểm, nhu cầu và mục tiêu cụ thể của họ. Nhà trị liệu sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp như CBT, ACT (Liệu pháp chấp nhận và cam kết), DBT (Liệu pháp hành vi biện chứng) hoặc các liệu pháp khác, đảm bảo quá trình trị liệu hiệu quả và phù hợp với từng người.

Bằng các cơ chế trên mà trị liệu tâm lý không những giúp giảm triệu chứng các rối loạn tâm lý mà còn cải thiện chức năng sống bền vững, hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát.

Trình tự trị liệu tâm lý như thế nào?

Thông thường trình tự trị liệu tâm lý diễn ra như sau:

  1. Các phiên đánh giá ban đầu: giúp nhà trị liệu tâm lý tìm hiểu tình trạng tâm lý của bạn, nguyên nhân và bối cảnh khởi phát rối loạn tâm lý.
  2. Thống nhất mục tiêu trị liệu và lên kế hoạch trị liệu.
  3. Các phiên thực hiện can thiệp: theo các liệu pháp tâm lý. Một số liệu pháp tâm lý phổ biến như CBT (Liệu pháp nhận thức hành vi); ACT (Chấp nhận và cam kết); DBT (Liệu pháp hành vi biện chứng); trị liệu gia đình.v.v.
  4. Theo dõi và đánh giá tiến triển.
  5. Kết thúc liệu trình và đánh giá hiệu quả.

Trị liệu tâm lý 1:1 tại Miền Hải Đăng diễn ra thế nào?

Quy trình tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý tại Miền Hải Đăng thế nào?
Quy trình tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý tại Miền Hải Đăng thế nào? – Nguồn : Miền Hải Đăng

Tại Miền Hải Đăng, mỗi hành trình trị liệu đều được xây dựng với mục tiêu đem lại cho bạn cảm giác an toàn, được tôn trọng và thấu hiểu sâu sắc. Chúng tôi cam kết:

  • Dễ dàng tiếp cận – bảo mật tuyệt đối: Bạn có thể lựa chọn đặt lịch qua nhiều hình thức như điện thoại, biểu mẫu trực tuyến hoặc trực tiếp. Mọi thông tin cá nhân đều được cam kết bảo mật theo đạo đức ngành tâm lý học.
  • Các nhà trị liệu tâm lý được đào tạo bài bản: Đội ngũ trị liệu tại Miền Hải Đăng đều là các nhà tâm lý học có bằng cấp thạc sĩ trở lên, giàu kinh nghiệm làm việc thực tế với người trưởng thành tại Việt Nam.
  • Không gian trị liệu chuyên biệt và riêng tư: Văn phòng được thiết kế tối ưu hóa cho sự kết nối cảm xúc và cảm giác thư giãn, mang lại trải nghiệm hỗ trợ tâm lý sâu sắc và chuyên nghiệp.
  • Minh bạch và định hướng rõ ràng: Mỗi quá trình làm việc đều được thống nhất rõ ràng về mục tiêu, phương pháp, lộ trình và chi phí ngay từ đầu – giúp bạn chủ động đồng hành trong quá trình trị liệu.
  • Tôn trọng quyền của thân chủ: Miền Hải Đăng luôn có phiên trải nghiệm ban đầu để bạn đánh giá mức độ phù hợp với nhà trị liệu, trước khi cam kết đồng hành lâu dài.

👉Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quy trình tham vấn trị liệu tâm lý chi tiết tại Văn phòng Tâm lý Miền Hải Đăng, xem TẠI ĐÂY

Kết luận

Nói chung, nhà trị liệu tâm lý phải là người được đào tạo bài bản chuyên ngành tâm lý học, sử dụng kỹ thuật khoa học, không kê thuốc, không đưa lời khuyên cảm tính. Thay vào đó họ sử dụng các kỹ thuật trị liệu tâm lý đã được khoa học chứng minh để giúp con người thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi không thích ứng. Vì thế trị liệu tâm lý phù hợp từ các rối loạn tâm lý (trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách…) đến sang chấn tinh thần, khủng hoảng cảm xúc, hành vi tiêu cực lặp lại.

Một quy trình trị liệu thông thường trải qua các bước : đánh giá tâm lý – xây dựng kế hoạch – can thiệp chuyên sâu – theo dõi tiến triển – kết thúc liệu trình đúng thời điểm. Ví dụ dễ hiểu về dịch vụ trị liệu tâm lý diễn ra tại Miền Hải Đăng là có hệ thống quy trình minh bạch, bảo mật và thân chủ là trung tâm – từ phiên trải nghiệm đến các buổi đánh giá, trị liệu chuyên sâu.

Bạn có thể đặt lịch với các nhà trị liệu tâm lý nhiều kinh nghiệm của Văn phòng tâm lý Miền Hải Đăng TẠI ĐÂY.
Hoặc bạn còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào cần giải đáp, đừng ngần ngại nhắn tin cho Miền Hải Đăng qua zalo hoặc messenger nhé!

Các câu hỏi thường gặp về trị liệu tâm lý

1. Vai trò của nhà trị liệu tâm lý là gì?

Nhà trị liệu tâm lý là người được đào tạo bài bản chuyên ngành tâm lý học, sử dụng các kỹ thuật trị liệu chuyên sâu để hỗ trợ thân chủ thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi không thích ứng – nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần và chất lượng sống.

2. Ai cần gặp nhà trị liệu tâm lý?

Những người gặp rối loạn tâm lý (trầm cảm, lo âu…), sang chấn, hành vi tiêu cực kéo dài, hoặc mong muốn phát triển bản thân sâu sắc nên tìm đến nhà trị liệu tâm lý.

3. Nên đi trị liệu tâm lý sớm hay chỉ cần đi khi rối loạn tâm lý nghiêm trọng?

Nên đi càng sớm càng tốt. Can thiệp sớm giúp quá trình trị liệu hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian và phòng ngừa diễn tiến xấu.

4. Người bị bắt buộc đi trị liệu tâm lý mà họ không muốn thì có làm được không?

Không hiệu quả. Trị liệu cần sự tự nguyện và hợp tác. Nếu chưa sẵn sàng, có thể tham gia tham vấn ban đầu để tạo dựng niềm tin.

5. Đang trong trạng thái tâm lý bất ổn, nguy cơ tự hại cao có đi trị liệu được không?

Cần ưu tiên hỗ trợ y tế khẩn cấp hoặc gặp bác sĩ tâm thần trước, vì trị liệu tâm lý không thể thay thế can thiệp y khoa trong khủng hoảng cấp tính.

6. Đang dùng thuốc của bác sĩ tâm thần có đi trị liệu tâm lý được không?

Hoàn toàn có thể. Trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc có thể kết hợp để tăng hiệu quả phục hồi sức khỏe tinh thần.

7. Cơ chế nào giúp trị liệu tâm lý hiệu quả với những rối loạn tâm lý?

Trị liệu giúp thay đổi nhận thức – cảm xúc – hành vi bằng các kỹ thuật khoa học (CBT, ACT…), cải thiện chức năng não và điều chỉnh phản ứng cảm xúc, đã được chứng minh qua nghiên cứu thần kinh học.

8. Trị liệu tâm lý diễn ra như thế nào?

Gồm các bước: đánh giá ban đầu → xây dựng mục tiêu → can thiệp bằng liệu pháp → theo dõi tiến triển → kết thúc liệu trình.

9. Trị liệu tâm lý tại Miền Hải Đăng có được chủ động quá trình không?

Có. Bạn được trải nghiệm phiên đầu tiên, thống nhất rõ ràng về lộ trình và có thể dừng lại bất cứ khi nào cảm thấy không phù hợp.