10 dấu hiệu bạn cần gặp chuyên gia tâm lý

10 dấu hiệu bạn cần gặp chuyên gia tâm lý

Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần không còn là điều xa xỉ mà trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng chỉ khi gặp vấn đề nghiêm trọng mới cần tìm đến chuyên gia tâm lý. Bài viết này của Miền Hải Đăng sẽ giúp bạn nhận diện 10 dấu hiệu phổ biến cho thấy đã đến lúc bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các Chuyên gia tâm lý, cũng như hiểu thế nào là Chuyên gia tâm lý có chuyên môn, để bạn thận trọng trong việc lựa chọn chuyên gia uy tín cho mình.

Tại sao cần gặp chuyên gia tâm lý?

Chỉ gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng mới cần gặp chuyên gia tâm lý?

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Sự thật là: bạn không nên chờ đến khi các vấn đề tâm lý đã nghiêm trọng. Giống như chăm sóc sức khỏe thể chất, phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Càng phát hiện và can thiệp sớm các dấu hiệu bất ổn, hiệu quả phục hồi càng cao và thời gian can thiệp càng ngắn.

Trên thực tế, nhiều người chờ đợi đến khi bản thân không thể chịu đựng thêm, các vấn đề sức khỏe tâm lý đã trở nên mãn tính – mới tìm gặp chuyên gia tâm lý. Khi đó, không chỉ vấn đề trở nên phức tạp, kéo dài liệu trình tham vấn trị liệu hơn mà bạn cũng dễ mất niềm tin, mệt mỏi nếu không cải thiện nhanh chóng.

Bạn cần hiểu rằng, tìm đến chuyên gia tâm lý không có nghĩa là bạn “có vấn đề” hay cần phải “sửa chữa” điều gì đó. Thay vào đó, đó là một không gian an toàn nơi bạn có thể cùng người có chuyên môn đồng hành để làm rõ những suy nghĩ, cảm xúc và những phức tạp trong cuộc sống – từ đó từng bước cảm thấy hạnh phúc hơn.

Gặp chuyên gia tâm lý hiệu quả như thế nào?

người hạnh phúc sau khi gặp chuyên gia tâm lý
Người được can thiệp tâm lý cải thiện tích cực hơn 80% với người không can thiệp – Nguồn: Miền Hải Đăng

Trong lịch sử ngành tâm lý học, có vô vàn nghiên cứu khoa học uy tín chỉ rõ tính hiệu quả của các hoạt động tham vấn trị liệu tâm lý. Ví dụ một số hiệu quả thấy rõ như:

  • Nghiên cứu của Cooper (2008) đã chỉ ra người nhận can thiệp tâm lý có tác động tích cực trung bình cao hơn 80% so với không can thiệp.
  • Giảm rõ rệt mức độ lo âu và căng thẳng cảm xúc: Nghiên cứu King & Bambling (2005) trên các thanh niên sử dụng tham vấn tâm lý cho thấy hơn 85% thanh thiếu niên sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý cho biết họ cảm thấy “ít lo âu hơn” chỉ sau 3 buổi đầu tiên.
  • Đặc biệt, hiệu quả của tham vấn trị liệu tâm lý là tương đương phương pháp sử dụng thuốc, nhưng được nghiên cứu Leichsenring và cộng sự (2022) chỉ ra là vượt trội hơn về cải thiện chức năng xã hội và chất lượng sống lâu dài.

*Cũng cần lưu ý rằng, khi vấn đề tâm lý của bạn được hỗ trợ càng sớm thì hiệu quả càng cao và càng nhanh chóng so với hỗ trợ muộn.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu đã đến lúc tìm kiếm sự hỗ trợ chưa, hãy đọc tiếp để nhận biết một số dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý.

 10 dấu hiệu bạn gần gặp chuyên gia tâm lý

Khi nào bạn nên cân nhắc gặp chuyên gia tâm lý?

Bạn có thể có rất nhiều rào cản, chần chừ hay muốn thử nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ trước khi tìm đến chuyên gia tâm lý, điều đó là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), bạn cần cân nhắc trị liệu nếu các dấu hiệu ảnh hưởng tới bạn theo một hoặc tất cả các tiêu chí sau

  • Chiếm nhiều thời gian suy nghĩ mỗi ngày (trên 1 giờ).
  • Khiến bạn xấu hổ, muốn tránh né xã hội.
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Ảnh hưởng đến học tập, công việc, các mối quan hệ.
    Gây mất kiểm soát cảm xúc hoặc có suy nghĩ tiêu cực nghiêm trọng.

Vậy cụ thể các dấu hiệu đó là gì?

Các dấu hiệu cụ thể.

  1. Cảm xúc tiêu cực kéo dài: Buồn bã, lo âu, tức giận nhiều ngày không rõ lý do.
  2. Thay đổi hành vi sinh hoạt: Mất ngủ, ăn uống thất thường, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
  3. Dựa vào chất kích thích để đối phó: Tăng dùng rượu, thuốc lá, game, mạng xã hội để quên đi cảm xúc.
  4. Vượt qua biến cố lớn: Mất người thân, ly hôn, nghỉ việc, bị tai nạn, sang chấn tâm lý chưa hồi phục.
  5. Cảm thấy mất định hướng sống: Không rõ mục tiêu, mất động lực, sống mông lung kéo dài.
  6. Khó khăn trong quan hệ xã hội: Xung đột thường xuyên, cảm giác bị hiểu lầm, khó thiết lập ranh giới.
  7. Tự nói chuyện tiêu cực, mất tự tin: Cảm giác không có giá trị, thường xuyên tự chỉ trích.
  8. Lo âu và suy nghĩ xâm nhập: Không thể dừng suy nghĩ lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân.
  9. Cô lập, mất kết nối: Cảm thấy mình không thể chia sẻ hay thân thiết với bất kỳ ai.

Hoặc chỉ đơn giản là : 

  1. Mong muốn được lắng nghe – hỗ trợ: Dù bạn chưa có vấn đề gì rõ ràng, bạn vẫn gặp chuyên gia tâm lý định kỳ để được lắng nghe, đánh giá và phòng ngừa sớm các vấn đề tâm lý ngay cả khi chưa có dấu hiệu nào rõ ràng.

Một chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản sẽ không đưa ra lời khuyên hay áp đặt giải pháp. Họ sử dụng các phương pháp khoa học (như liệu pháp nhận thức – hành vi, hành vi biện chứng, thân chủ trọng tâm.v.v.) để hỗ trợ bạn tự khám phá – lựa chọn – chuyển hóa. Tuy nhiên có phải chuyên gia tâm lý nào cũng có chuyên môn và giúp đỡ được cho bạn? 

Cùng Miền Hải Đăng tìm hiểu thêm để phân thận trọng trong việc lựa chọn chuyên gia tâm lý uy tín cho mình.

Thế nào là chuyên gia tâm lý có chuyên môn?

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần, cụm từ “chuyên gia tâm lý” thường được dùng để chỉ những người có chuyên môn, được đào tạo bài bản về tâm lý học, có khả năng can thiệp vào các vấn đề cảm xúc, hành vi và nhận thức của con người.

Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nào về việc: một nhà chuyên môn hoạt động bao nhiêu năm hay có đóng góp thế nào cho ngành tâm lý học trong nước mới được gọi là “Chuyên gia tâm lý”. 

Nói chung, đây không phải là một danh xưng nghề nghiệp chính thức hay được kiểm định pháp lý rõ ràng tại Việt Nam. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, cần hiểu một Chuyên gia tâm lý có chuyên môn phải là được đào tạo bài bản tại Việt Nam như sau:

  • Nhà tâm lý học (Psychologist): Cách gọi chung người được đào tạo chuyên ngành tâm lý học chính quy. Thường là có bằng thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học trở lên. Trong đó bao gồm:
    • Nhà tham vấn tâm lý (Counselor): Người được đào tạo tâm lý học chuyên ngành tham vấn tâm lý. Hiểu thêm về tham vấn tâm lý đọc TẠI ĐÂY.
    • Nhà trị liệu tâm lý (Psychotherapist): Người được đào tạo tâm lý học chuyên ngành lâm sàng/ trị liệu tâm lý. Hiểu thêm về trị liệu tâm lý đọc TẠI ĐÂY.
    • Nhà tâm lý học đường: Người được đào tạo chuyên ngành tâm lý học đường.
    • ….

Các học vị ngành tâm lý học chính quy là: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ tâm lý học. Các học hàm là: Phó giáo sư Tiến sĩ, và Giáo sư Tiến sĩ tâm lý học.

👉 Để phân biệt được sự khác biệt giữa tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý, đọc thêm TẠI ĐÂY

Thận trọng để lựa chọn đúng chuyên gia tâm lý có chuyên môn.

Ai là chuyên gia tâm lý có chuyên môn?
Nhiều người không qua đào tạo tâm lý học chính quy vẫn xưng là chuyên gia tâm lý – Nguồn: Miền Hải Đăng

Thực tế ngày nay ngành tâm lý học trong nước đang phát triển nhanh chóng, cụm từ “chuyên gia tâm lý” đang bị lạm dụng. Vì chưa có tiêu chí nào đánh giá thế nào là Chuyên gia, nên nhiều người không qua đào tạo tâm lý học chính quy vẫn xưng là chuyên gia, chỉ dựa trên trải nghiệm cá nhân hoặc vài khóa học ngắn hạn. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu người gặp khó khăn tâm lý nhận lời khuyên sai lệch hoặc bị thao túng cảm xúc.

Một số rủi ro khi tiếp cận người không có chuyên môn thực thụ:

  • Đưa lời khuyên phiến diện, thiếu căn cứ khoa học
  • Làm trầm trọng hóa vấn đề hoặc bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm
  • Vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề như: phán xét, thiếu bảo mật, thao túng mối quan hệ thân chủ.

👉 Để phân biệt và lựa chọn đúng chuyên gia tâm lý uy tín, đọc thêm 9 tiêu chí nào chọn chuyên gia tâm lý uy tín.

Kết luận

Tóm lại, chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu trong hành trình sống khỏe mạnh và hạnh phúc – cũng như việc khám sức khỏe định kỳ hay tập luyện thể chất. Bạn cần lắng nghe 10 dấu hiệu của bản thân cũng như nhận diện các dấu hiệu này ảnh hưởng tới bạn như thế nào để cân nhắc tìm gặp chuyên gia tâm lý sớm. Việc được hỗ trợ sớm bao giờ cũng dễ dàng và hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu chuyên gia tâm lý có chuyên môn là được đào tạo tại Việt Nam phải theo học các ngành tâm lý học chính quy, tránh lựa chọn nhầm các “Chuyên gia tâm lý tự phong”. Vì khi làm việc với người không có chuyên môn có thể gây tổn hại nguy hiểm đến sức khoẻ tâm lý của chính bạn.

Bạn có thể đặt lịch với các chuyên gia tâm lý là các nhà tham vấn và trị liệu tâm lý được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm của Văn phòng tâm lý Miền Hải Đăng TẠI ĐÂY.
Hoặc bạn còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào cần giải đáp, đừng ngần ngại nhắn tin cho Miền Hải Đăng qua zalo hoặc messenger nhé!

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ KHI NÀO CẦN GẶP CHUYÊN GIA TÂM LÝ

Chuyên gia tâm lý là ai?

Là người được đào tạo bài bản về tâm lý học, có chuyên môn can thiệp vào các vấn đề cảm xúc – hành vi – nhận thức của con người. Bao gồm các nhà tâm lý học, nhà tham vấn, trị liệu tâm lý, tâm lý học đường .v.v.

Accordion Panel

Không. Bất kỳ ai có nhu cầu hiểu rõ bản thân, cải thiện cảm xúc, hành vi, quan hệ – đều có thể gặp chuyên gia tâm lý.

Khi nào nên tìm đến chuyên gia tâm lý?
  1. Cảm xúc tiêu cực kéo dài – Buồn, lo âu, tức giận nhiều ngày không rõ lý do.
  2. Thay đổi sinh hoạt – Mất ngủ, ăn uống thất thường, mất hứng thú với mọi thứ.
  3. Phụ thuộc vào chất kích thích – Rượu, thuốc, mạng xã hội để “trốn cảm xúc”.
  4. Trải qua biến cố lớn – Ly hôn, mất người thân, thất nghiệp, sang chấn chưa hồi phục.
  5. Mất định hướng sống – Không rõ mục tiêu, mất động lực, sống mông lung.
  6. Khó khăn trong quan hệ – Xung đột, bị hiểu lầm, không đặt được ranh giới cá nhân.
  7. Tự chỉ trích bản thân – Tự ti, thấy mình không có giá trị, tiêu cực hóa suy nghĩ.
  8. Suy nghĩ lo âu lặp lại – Không thể kiểm soát dòng suy nghĩ, lo sợ quá mức.
  9. Cô lập xã hội – Cảm giác xa cách, không thể kết nối hay chia sẻ với ai.
  10. Mong muốn được lắng nghe đúng cách – Cần một nơi an toàn để hiểu và điều hòa cảm xúc.
Khi nào các dấu hiệu tâm lý cho thấy thật sự bạn cần gặp chuyên gia?

Khi 10 dấu hiệu ảnh hưởng tới bạn theo một hoặc tất cả các tiêu chí sau:

  • Ám ảnh tâm trí bạn nhiều hơn 1 giờ mỗi ngày
  • Gây cảm giác xấu hổ, muốn né tránh người khác
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc hiệu suất học tập, công việc
    • Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ
    • Khiến bạn mất kiểm soát cảm xúc hoặc có suy nghĩ tiêu cực nghiêm trọng
Chuyên gia tâm lý giúp gì cho tôi?

Họ không cho lời khuyên mà sẽ đồng hành, sử dụng các liệu pháp, kỹ thuật tâm lý học được chứng minh có hiệu quả khoa học –  để giúp bạn tự khám phá và giải quyết vấn đề.

Gặp chuyên gia tâm lý có hiệu quả không

Có. Các nghiên cứu chỉ ra hiệu quả cao trong việc giảm căng thẳng, lo âu, tăng khả năng ứng phó và chất lượng sống.

Chuyên gia tâm lý luôn là người có chuyên môn giỏi

Không. Hiện nay có rất nhiều người lợi dụng việc thiếu kiểm soát của danh xưng này để tự phong cho mình là Chuyên gia tâm lý mà không được đào tạo bài bản.

Làm sao biết mình gặp đúng chuyên gia có chuyên môn thật?

Hãy kiểm tra nền tảng đào tạo chính quy của họ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tế và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

Gặp chuyên gia tâm lý không có chuyên môn, có rủi ro gì không?

Có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Đưa lời khuyên phiến diện, thiếu căn cứ khoa học.
  • Làm trầm trọng hóa vấn đề hoặc bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm.
  • Vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề như: phán xét, thiếu bảo mật, thao túng mối quan hệ thân chủ.